ĐỘNG Ô TÔ VÀ MỘT SỐ LƯU Ý CƠ BẢN KHI BẢO DƯỠNG

(Thienthanhauto.com) Như ở các bài viết khác đã đề cập, động cơ vốn được coi như là trái tim của chiếc xe ô tô. Để có thể giúp chiếc xe vận hành trơn tru, động cơ cần có những hệ thống của nó, trong đó có những hệ thống cơ bản như: hệ thống đánh lửa; hệ thống cung cấp nhiên liệu; hệ thống bôi trơn; hệ thống làm mát động cơ; hệ thống cung cấp và phân phối khí; trục cam; xu páp; cơ cấu trục khuỷu – thanh truyền; bộ chia điện; hệ thống điện động cơ… Và tất nhiên, nó chỉ có thể hoạt động tốt khi tất cả những hệ thống này cùng vận hành tốt. Do đó, việc định kỳ và thường xuyên bảo dưỡng động cơ là vấn đề đặc biệt quan trọng. 

Vậy khi bảo dưỡng động cơ ô tô cần chú ý những vấn đề gì. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
1. Tầm quan trọng của việc bảo dưỡng động cơ ô tô
Có môt lợi ích hết sức thiết thực mà chúng ta có thể nhận thấy ngay khi động cơ ô tô của bạn được bảo dưỡng và “khỏe” trở lại, đó là cải thiện được hiệu suất hoạt động; tăng công suất động cơ; giảm lượng nhiên liệu tiêu thụ; và tất nhiên cùng với đó là tuổi thọ của các bộ phận của hệ thống động cơ cũng được kéo dài.
2. Vậy bảo dưỡng động cơ ô tô như thế nào?
Khi bảo dưỡng động cơ, chúng ta cần chú ý đến một số bộ phận quan trọng sau:
- Hệ thống cung cấp nhiên liệu
Hệ thống cung cấp nhiên liệu được ví như hệ tiêu hóa của động cơ, và tất nhiên là động cơ chỉ có thể hoạt động bình thường khi hệ thống cung cấp nhiên liệu hoạt động tốt. Thông thường, hệ thống cung cấp nhiên liệu cần được bảo dưỡng sau khi xe đi được khoảng 5.000km hoặc khoảng 6 tháng.
Khi bảo dưỡng hệ thống cung cấp nhiên liệu cần chú ý đến việc thay mới các bộ lọc nhiên liệu để đảm bảo nhiên liệu cung cấp cho động cơ luôn” sạch”.
Đối với hệ thống EFI, do chúng có độ tin cậy tương đối cao nên khi bảo dưỡng, nếu không phát hiện thấy có gì bất thường thì không nên tháo rời các bộ phận của hệ thống EFI mà chỉ cần kiểm tra mức độ bám bụi bẩn của các bộ lọc xăng, dầu; kim phun nhiên liệu và kiểm tra các đầu cắm cáp của các linh kiện để đảm bảo rằng chúng vẫn được cắm cố định.
- Kiểm tra hệ thống đánh lửa
Hệ thống đánh lửa có nhiệm vụ làm cho điện cao áp từ mô bin (bô bin) được di chuyển theo tuần tự, phân phối theo bộ phân điện đến các bugi xi lanh, sau đốt cháy hỗn hợp không khí + nhiên liệu bên trong xi lanh. Do đó hệ thống đánh lửa có hoạt động tốt hay không ảnh hưởng rất lớn đến sự hoạt động của động cơ. Ngày nay, các động cơ xăng hiện đại đã sử dụng rộng rãi hệ thống đánh lửa không tiếp xúc, vì vậy, việc bảo dưỡng trở nên thuận tiện hơn rất nhiều.
Việc bảo dưỡng hệ thống đánh lửa cần tập trung vào một số chi tiết sau:
+ Đối với hệ thống đánh lửa kiểu Hall: kiểm tra các khe và vệ sinh bên trong bộ phân điện.
+ Kiểm tra và bảo dưỡng bugi, cầu chì. (Tham khảo thêm bài viết Những lưu ý khi bảo dưỡng, thay thế bugi ô tô)
+ Kiểm tra tình trạng điểm tiếp xúc của bộ ngắt điện, nếu phát hiện thấy không bằng phẳng thì phải làm phẳng.
- Đối với hệ thống làm mát động cơ
Hệ thống làm mát động cơ được ví như tuyến mồ hôi trên da người. Chức năng chính của hệ thống làm mát là duy trì nhiệt độ ổn định, giúp “hạ nhiệt” cho động cơ trong quá trình hoạt động. Hệ thống làm mát động cơ gồm các cơ cấu cơ bản như: két nước động cơ; nắp két nước; van hằng nhiệt; quạt làm mát động cơ; bơm nước làm mát động cơ; cảm biến nhiệt độ két nước…
Khi bảo dưỡng hệ thống làm mát cần chú ý: kiểm tra nước làm mát động cơ; kiểm tra tình trạng hoạt động của mỗi thành phần, như: quạt làm mát động cơ, đặc biệt là đai quạt làm mát; bơm nước làm mát; cảm biến nhiệt độ két nước…; Cần chú ý vệ sinh các cặn bám ở két nước.
- Kiểm tra hệ thống cung cấp khí
Việc bảo dưỡng hệ thống cung cấp khí được chia thành 2 phần:
Một là, làm sạch các bộ lọc không khí, nếu phát hiện thấy bộ lọc bị bẩn hoặc bám dầu mỡ quá nặng thì cần thay thế bằng bộ lọc không khí mới để ngăn chặn không để bụi bẩn xâm nhập vào bên trong động cơ.
Hai là, làm sạch van điều tiết, vệ sinh tàn tích đọng lại trong van và đường khí.
- Kiểm tra hệ thống bôi trơn
Đối với hệ thống bôi trơn, ngoài việc bảo dưỡng định kỳ cũng cần phải căn cứ theo sự hướng dẫn của các cửa hàng sửa chữa sử dụng dung dịch bảo vệ dầu định lượng để nâng cao khả năng chống mài mòn, ô xy hóa, nâng cao giá trị TBN (giá trị tính kiềm của dầu), nâng cao chỉ số độ nhớt để tăng cường tính bảo vệ động cơ.

Trên đây là một số lưu ý cơ bản khi bảo dưỡng động cơ ô tô. Việc bảo dưỡng đối với từng bộ phận, chi tiết cụ thể của động cơ ô sẽ được chúng tôi trình bày cụ thể trong những bài viết khác. Mời các bạn tham khảo thêm.
Phụ tùng ô tô Thiên Thanh chuyên nhập khẩu và cung cấp các loại phụ tùng động cơ, phụ tùng thân - vỏ; phụ tùng khung gầm; phụ tùng điện - điều hòa và nhiều loại phụ tùng khác của các hãng xe ô tô phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực phụ tùng và kỹ thuật ô tô, đến với Phụ tùng ô tô Thiên Thanh, quý khách sẽ được tư vấn chi tiết, được cung cấp những sản phẩm phụ tùng ô tô chính hãng chất lượng nhất, với giá thành hợp lý nhất.

Liên hệ: Phụ tùng ô tô Thiên Thanh - Số 162 Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội

Hotline: 0984.049.298