NHỮNG LƯU Ý KHI BẢO DƯỠNG, THAY THẾ BUGI Ô TÔ

(Thienthanhauto) Bugi là bộ phận cuối cùng trong hệ thống đánh lửa của ô tô động cơ xăng, có vai trò quan trọng đối với sự hoạt động của động cơ.

bugi-o-to

Bugi ô tô

Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, bugi ô tô thường gặp phải một số sự cố làm ảnh hưởng đến khả năng đánh lửa của bugi. Đồng thời, đây cũng là loại chi tiết động cơ dễ tiêu hao. Do đó việc kiểm tra, bảo dưỡng, thay mới bugi định kỳ cũng như khi phát hiện thấy những dấu hiệu bất thường của bugi là vấn đề cần được đặc biệt chú ý để đảm bảo cho sự hoạt động bình thường của động cơ xe. Việc kiểm tra và thay mới bugi tuy không quá phức tạp, song nếu không thực hiện đúng có thể gây ra những hư hỏng nghiêm trọng cho bugi và hệ thống động cơ. Vì vậy, khi thay bugi ô tô cần chú ý một số vấn đề sau:

1. Chỉ được tháo bugi khi động cơ ô tô đã nguội. Việc tháo bugi khi động cơ ô tô ở nhiệt độ cao có thể khiến bugi bị kẹt cứng khiến cho đường ren của xi lanh động cơ có thể bị phá hỏng.

2. Cần làm sạch khu vực quanh lắp rãnh bugi trước khi tiến hành tháo bugi. Nếu không, chất bẩn bám ở khu vực xung quanh rãnh lắp bugi có thể lọt vào nắp xi lanh động cơ hoặc đường ren khiến động cơ bị hỏng. Đặc biệt, khi đường ren của nắp xi lanh bị dính chất bẩn sẽ khiến bugi mới không thể đạt được vị trí chính xác.

3. Chỉ được sử dụng loại bugi chỉ định của xe. Tuyệt đối không sử dụng loại bugi có phạm vi nhiệt cao hơn hoặc thấp hơn phạm vi chỉ định của xe. Vì động cơ của bạn có thể bị tổn hại nghiêm trọng khi lắp loại bugi không phù hợp.

4. Khi bảo dưỡng động cơ ô tô cần quan sát kỹ màu sắc của bugi. Màu sắc bình thường của điện cực của bugi là màu xám trắng. Nếu điện cực bugi có màu đen và bám muội than xung quanh, chứng tỏ đã có sự cố xuất hiện, thông thường là do nhiên liệu hòa trộn với tỷ lệ thiếu gió dư xăng hoặc do sử dụng loại bugi quá nguội so với loại động cơ xe. (Xem thêm bài: Sự cố bugi bị tích muội than và cách khắc phục)

bugi-o-to

Bugi bị bám muội than

5. Khi kiểm tra bugi ô tô có thể nối thông bugi với thân xi lanh động cơ, dùng dây dẫn cao áp trung ương để nối với trụ nối của bugi, sau đó bật công tắc đánh lửa, quan sát vị trí nhảy của điện cao áp. Nếu vị trí nhảy của điện cao áp ở rãnh giữa của bugi, chứng tỏ bugi vẫn hoạt động tốt, nếu không cần thay thế bugi để tránh ảnh hưởng đến hoạt động của động cơ ô tô. Thông thường chiều dày khe hở đánh lửa của bugi mới nằm trong khoảng 1,0-1,1 mm. Khe hở đánh lửa của bugi cũ có chiều dày lớn nhất là 1,3mm. Khi kiểm tra nếu thấy chiều dày khe hở đánh lửa của bugi vượt qua giá trị lớn nhất cho phép thì cần phải thay bugi.

khe-ho-danh-lua-bugi-o-to

Khe hở đánh lửa bugi

6. Khi bugi bị tích muội than hoặc đọng dầu nếu chưa đến mức phải thay thế thì cần lập tức làm sạch. Song tuyệt đối không được dùng lửa để đốt. Nếu phát hiện lõi sứ của bugi bị hỏng, rạn nứt thì cần thay bugi mới.

7. Khi thay thế bugi ô tô cần thực hiện theo trình tự: lần lượt tháo đường dây cao áp trên bugi xuống, đồng thời đánh ký hiệu vào vị trí ban đầu để tránh lắp sai. Làm sạch bụi và chất bẩn ở chỗ lỗ bugi trước khi tiến hành tháo bugi, tránh để chất bẩn lọt vào trong xi lanh động cơ. Khi tháo bugi cần dùng ống bọc ngoài bugi để bọc lấy bugi, chuyển động ống bọc ngoài để tháo nó xuống và sắp xếp theo thứ tự, tránh nhầm lẫn.

8. Rãnh giữa bugi của các loại xe đều có sự khác biệt (thông thường từ 0,7 - 0,9 mm). Cần kiểm tra độ lớn nhỏ của rãnh. Việc kiểm tra kích thước của rãnh giữa bugi có thể được thực hiện bằng thước đo bugi hoặc sử dụng tấm kim loại mỏng. Nếu thấy rãnh quá lớn có thể dùng tuốc-nơ-vit gõ nhẹ vào điện cực ngoài của bugi khiến rãnh thu lại kích thước bình thường; nếu rãnh quá nhỏ có thể dùng tuốc-nơ-vít hoặc tấm kim loại cắm vào giữa rồi đẩy ra ngoài.

9. Bugi là loại chi tiết động cơ dễ tiêu hao. Thông thường khi xe chạy được hành trình từ 20.000 – 30.000km thì cần thay bugi mới. Để xác định sự cần thiết của việc thay mới bugi có thể căn cứ vào tiêu chí: bugi không phóng điện; bộ phận phóng điện ở điện cực bugi bị ăn mòn thành dạng hình tròn; bugi bị tích muội than nhiều; ngắt lửa… Nếu phát hiện thấy trong quá trình sử dụng, bugi thường xuyên tích muội than, ngắt lửa, thông thường nguyên nhân là do bugi quá lạnh gây ra, vì vậy cần đổi sang loại bugi nóng; nếu có hiện tượng đánh lửa phát lửa hoặc trong xi lanh xuất hiện âm thanh va chạm, thì cần đổi sang loại bugi lạnh.

Phụ tùng ô tô thiên Thanh chuyên cung cấp các loại bugi và các loại phụ tùng ô tô khác cho các dòng xe của các hãng Honda; Toyota; Nissan; Ford; Mercedes... Chúng tôi cam kết về nguồn gốc, xuất xứ và chất lượng sản phẩm, với phương châm uy tín và sự an toàn của khách hàng là trên hết.

Địa chỉ: Số 162 Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội

SĐT liên hệ: 0984.049.298

Wesite bán hàng: Thienthanhauto.com