NHỮNG BỘ PHẬN THƯỜNG HƯ HỎNG KHI XE Ô TÔ BỊ NGẬP NƯỚC

Xưa các cụ nhà ta có câu “nhất thủy nhì hỏa”, đủ thấy sức mạnh khủng khiếp của thứ chiếm đến ¾ trái đất từ xưa đến nay vốn kinh khủng thế nào. Hãy thử nghĩ xem, vào một ngày không được đẹp zời cho lắm, khi các cụ đang vi vu cùng với “vợ hai” thì bỗng nước từ trên đầu dội xuống ào ạt và sau một hồi, các cụ cùng “em iu” sẽ phải chuyển sang đi đường thủy, mặc dù hàng năm các cụ vẫn phải đóng thuế đường bộ như thường. Và cái tình trạng đó diễn ra như cơm bữa ở Việt Nam, khi mà hệ thống thoát nước, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh – vốn vẫn là 1 cái gì đó quá mong manh so với sức mạnh của các trận mưa hay triều cường.

xe-o-to-bi-ngap-nuoc-2

 

Thậm chí kể cả lúc đậu xe trong bãi, trong gara hay bất cứ vị trí nào thì hiện tượng “em iu” bị “ướt máy” một cách bất chợt cũng là điều không hề hiếm ở Việt Nam. Và hoàn toàn không phải là ngẫu nhiên khi các cụ chơi xe lướt luôn coi những chiếc ô tô bị ngập nước như là một cái gì đó cực kỳ kinh khủng. Bởi vì có thể nói không ngoa rằng: với những chiếc ô tô đã bị ngập nước, nếu ở mức độ nhẹ thì cũng làm cho em tơi cả cả phần hồn lẫn phần xác, còn nếu ở mức độ nặng thì “còn gì nữa đâu mà khóc với sầu". Vậy những bộ phận nào của ô tô xe bị hư hỏng khi chiếc xe của bạn dầm mình trong nước?

- Hư hỏng hệ thống điện

Có thể nói: trừ các nhà máy thủy điện ra, còn lại thì điện và nước vốn là thứ chả liên quan gì đến nhau, thậm chí cần tránh nhau càng xa càng tốt. Ô tô của bạn cũng không phải là ngoại lệ, bởi vì khi nước tràn vào ô tô sẽ gây ra những hư hỏng nghiêm trọng ở hệ thống điện động cơ và điện thân xe, kéo theo sự hư hỏng hàng loạt của các hệ thống như: đèn pha, đèn xi-nhan, đèn nội thất, hệ thống âm thanh, hệ thống điều hòa... Sự cố do chập mạch, hỏng hệ thống điều khiển trên xe xảy ra khi nước xâm nhập từ gầm lên sàn xe. Dẫn đến hiện tượng báo lỗi các bộ phận hoặc nhiều chức năng của ôtô có thể hoạt động sai. Xe càng ngập sâu và ngâm lâu trong nước, hệ thống điện càng dễ hư hỏng, thậm chí có thể gây ra tình trạng chập, cháy nguy hiểm

- Hư hỏng động cơ

Nước cũng là kẻ thù số 1 của động cơ. Nếu nước ngập đến nắp capo, thông qua ống hút gió, nước tràn vào làm máy hỏng và chết máy đột ngột. Đây gọi là hiện tượng thủy kích.

Khi nước tràn vào xe sẽ tạo nên một lực ép lớn, đối đầu với áp lực từ các piston đang từ dưới đẩy mạnh lên. Nó khiến cho piston bị chặn lại và nhiên liệu không thể cháy trong buồng đốt, dẫn đến chết máy. Trong trường hợp này, nếu các cụ càng cố khởi động xe ô tô thì sẽ khiến cho lượng nước tràn vào càng nhiều với lực càng mạnh làm cho các tay biên piston bị biến dạng, thậm chí là bị gãy. Khi tay biên piston gãy sẽ làm chất lượng hoạt động của xi lanh bị giảm sút và làm hỏng trục cơ, vỡ thủng lốc máy ô tô khiến động cơ xe bị hư hỏng nghiêm trọng.

xe-o-to-bi-ngap-nuoc-2

Trường hợp nước chỉ tràn vào xy-lanh cũng nguy hiểm. Lúc này lòng xy- lanh có thể bị gỉ và sau đó chiếc xe sẽ “uống xăng như uống nước”.

xe-o-to-bi-ngap-nuoc-3

Khi đã bị thủy kích, nhẹ thì chỉ phải thay tay biên, nặng thì có thể phải thay cả hệ thống động cơ, hệ thống điện với chi phí không hề nhẹ.

- Hư hỏng hệ thống khung sườn, hệ thống treo, hệ thống truyền động…

Bên cạnh những bộ phận kể trên, hệ thống khung sườn, hệ thống treo, truyền động hay cả túi khí của xe ngập nước mặc dù không “chết ngay” những cũng sẽ chết dần chết mòn theo thời gian. Các ổ bi, ổ bạc dưới gầm xe chính là thứ bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong các hệ thống này. Những tác động xấu do nước ngập thường sẽ ảnh hưởng từ từ tới các thành phần này gây mất ổn định, hỏng hóc nhanh hơn.

- Hư hỏng nội thất xe

Ngoài ra, các chi tiết mềm của xe như tấm lót, đệm ghế ngồi cũng là những thành phần chịu ảnh hưởng nặng nề. Để khắc phục thường phải tháo rời toàn bộ và sấy khô thật kỹ, tuy nhiên độ bền sẽ không còn được như trước, chưa kể nếu ngâm nước quá lâu thường phải thay mới.

Xem thêm: Những nguyên tắc khi lái xe ô tô qua vùng ngập nước

Thienthanhauto.com kính chúc các cụ lái xe an toàn!